bet365es Nền tảng chính thức

Chuyên ngành Lý luận, phê bình múa

Tên ngành đào tạo

: Lý luận, phê bình múa

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh)

: Dance theory and criticism

Mã ngành

: 52210241

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

 

CHUẨN ĐẦU RA

  1. Yêu cầu về kiến thức
  2. Tri thức chuyên môn
  3. Khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm trang bị cho sinh viên:

– Những kiến thức cơ bản về: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất, nhằm tạo ra nhận thức về ý thức trách nhiệm, hành vi, đạo đức của cá nhân trước cộng đồng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với xã hội.

– Những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn: Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Mỹ học; Tâm lý học; Lịch sử văn học Việt Nam và thế giới; Văn hoá dân gian Việt Nam; Xã hội học nghệ thuật, nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về văn hoá nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn; rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đối với xã hội.

– Những kiến thức cơ bản về: Tin học và Ngoại ngữ.

  1. Khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi nhằm tạo nền tảng cơ bản và toàn diện về các trào lưu, xu hướng phát triển của nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật múa nói riêng trong nước và trên thế giới: Nghiệp vụ báo chí; Lý luận phê bình âm nhạc; Lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới; Lịch sử múa Việt Nam và thế giới; Trang trí mỹ thuật sân khấu.

– Những hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm múa.

  1. Khối kiến thức chuyên ngành nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện về nghệ thuật múa:

– Nắm vững những vấn đề lý thuyết cơ bản về hệ thống động tác, ngôn ngữ động tác, tính chất, phong cách, nét văn hoá đặc trưng của các ngôn ngữ múa: Múa dân gian dân tộc Việt Nam; Múa cổ điển châu Âu; Múa hiện đại; Nghệ thuật biên đạo múa; Kết cấu múa cổ điển châu Âu; Kết cấu múa dân gian dân tộc.

– Các kiến thức chuyên sâu giúp sinh viên nắm vững những tiêu chí để đánh giá toàn diện về tác phẩm nghệ thuật múa: Lý luận múa; Phê bình múa.

– Các chuyên đề liên quan đến ngành Lý luận, phê bình múa.

  1. Năng lực nghề nghiệp

– Sử dụng tốt các phương pháp lý luận, phê bình của nghiệp vụ báo chí.

– Có phương pháp phân tích, lý giải trên cơ sở khoa học để nhận định đầy đủ hơn trong các bài phê bình tác phẩm múa.

– Nắm được những kiến thức cơ bản trong việc phân tích, đánh giá tác phẩm múa (các hình thức thể loại), giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm với tư cách là một tác phẩm độc lập đã được dàn dựng và công diễn.

– Nắm vững các phương pháp sáng tác, các cấu trúc xây dựng tác phẩm từ ít người đến đông người, từ kết cấu hình thức và nội dung múa solo, duo, trio đến tác phẩm lớn thơ múa và kịch múa.

– Có phương pháp lý luận chuyên ngành lý luận phê bình múa.

– Có khả năng giảng dạy chuyên ngành lý luận phê bình múa trong các trường cao đẳng, trung cấp văn hoá nghệ thuật chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo múa và các trung tâm văn hoá nghệ thuật.

– Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

  1. Yêu cầu về kỹ năng
  2. Kỹ năng cứng

– Kỹ năng chuyên môn: Nắm vững phương pháp, quy trình thực hiện và các kiến thức chuyên ngành để thực hiện biên đạo tác phẩm múa.

– Năng lực thực hành nghề nghiệp: Có năng lực của nghiên cứu viên, phóng viên báo chí. Có khả năng tham gia vào việc tổ chức các chương trình nghệ thuật, sự kiện, lễ hội. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

– Nghiên cứu khoa học: Có phương pháp và khả năng tư duy, nghiên cứu, sáng tạo những cách thể hiện mới trong biên đạo tác phẩm múa; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật múa.

–  Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tư duy, tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông  tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành.

  1. Kỹ năng mềm

–  Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Có  những kỹ năng cơ bản về lập báo cáo bằng các phương tiện khác nhau; thuyết trình, giải  thích và thuyết phục người khác về những nội dung, giải pháp để thực hiện các ý tưởng trong lĩnh vực chuyên ngành.

–  Kỹ năng làm việc theo nhóm: Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong nhóm; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

–  Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học: Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và tham khảo, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành. Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.

III. Yêu cầu về thái độ

  1. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
  2. Phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, dễ hòa nhập với môi trường làm việc. Hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
  3. Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ, tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
  4. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  5. Đảm nhận công việc nghiên cứu nghệ thuật múa tại các Viện nghiên cứu văn hoá – nghệ thuật.
  6. Phóng viên, biên tập viên các báo, tạp chí chuyên ngành hoặc phụ trách chuyên mục văn hoá, nghệ thuật của toà soạn.
  7. Tham gia vào công tác giảng dạy chuyên ngành lý luận phê bình múa tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương có đào tạo ngành múa; giáo viên các trung tâm văn hoá nghệ thuật trên toàn quốc.
  8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
  9. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lý luận, phê bình múa, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật Sân khấu tại bet365es – Điện ảnh Hà Nội.
  10. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.