bet365es Nền tảng chính thức

Giới thiệu về khoa Nhiếp ảnh

GIẢNG VIÊN KHOA NHIẾP ẢNH

 

GIỚI THIỆU KHOA NHIẾP ẢNH

I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA NHIẾP ẢNH

Địa chỉ: Tầng 5, Nhà A1, bet365es – Điện ảnh Hà Nội
Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024.3764.8632
Email: [email protected]

 

I – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA NHIẾP ẢNH

TT

Họ và tên

Bằng cấp chuyên môn

Chức vụ, chức danh

1

Phan Thị Phương Hiền  

Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình

Nghệ sĩ nhiếp ảnh

Trưởng khoa, Giảng viên

2

Phạm Bích Diệp  

Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình

Nghệ sĩ nhiếp ảnh

Phó trưởng khoa, Giảng viên

3

Ngô Lê Quỳnh Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình Giảng viên, trợ lý

4

Lê Minh Yến Thạc sĩ Báo chí, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Giảng viên

5

Đồng Văn Hiếu  

Thạc sĩ Nghệ thuật Điện ảnh – Truyền hình

Nghệ sĩ nhiếp ảnh

Giảng viên

6

Lê Khánh Hiệp Cử nhân Nhiếp ảnh Báo chí Trợ giảng

7

 

III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật (trong mã ngành Nhiếp ảnh) Đại học
2. Ngành Nhiếp ảnh báo chí (trong mã ngành Nhiếp ảnh) Đại học
3. Chuyên ngành Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện (trong mã ngành Nhiếp ảnh) Đại học

 

CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH NGHỆ THUẬT

  1. Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Nhiếp ảnh nghệ thuật được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh thế giới, kỹ thuật nhiếp ảnh, nguyên lý tái hiện hình ảnh, nhiếp ảnh cơ bản, nhiếp ảnh nghệ thuật.

Năm 2:

Sinh viên được giảng dạy về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, nghiệp vụ báo chí, nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh sản phẩm và thời trang, hậu kỳ nhiếp ảnh.

Năm 3:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức lịch sử tạo hình thế giới và Việt Nam, thiết kế ấn phẩm truyền thông, Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, nhiếp ảnh quảng cáo, nhiếp ảnh nghệ thuật.

Năm 4:

Sinh viên được trang bị những kỹ năng xây dựng và thực hiện các đề tài nhiếp ảnh theo các phương pháp của thể loại. Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lý luận phê bình nhiếp ảnh và hoàn thành bài tốt nghiệp.

Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đảm nhận công việc chính là sáng tác ảnh nghệ thuật, ảnh thời trang, quảng cáo … đồng thời cũng có thể thực hiện công việc của phóng viên, biên tập, thiết kế các sản phẩm liên quan đến hình ảnh.

Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh.

Đảm nhận công việc về hình ảnh trong lĩnh vực truyền thông.

Làm cán bộ tư liệu ảnh tại các cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

Tham gia công tác quản lý, nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành ở các trường, trung tâm đào tạo nhiếp ảnh trong cả nước.

 

CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH BÁO CHÍ

  1. Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Nhiếp ảnh báo chí được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh cơ bản, kỹ thuật chụp ảnh, lịch sử nhiếp ảnh thế giới, tổng quan ảnh báo chí, ảnh tin, ảnh tường thuật.

Năm 2:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, nghiệp vụ báo chí, quay phim, hậu kì nhiếp ảnh và thể loại ảnh tài liệu và ảnh kí sự.

Năm 3:

Sinh viên được hướng dẫn thực hành thiết kế ấn phẩm truyền thông, lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới và Việt Nam, luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ báo chí, tiếng Việt thực hành, thể loại ảnh phóng sự ảnh và biên tập.

Năm 4:

Sinh viên được cung cấp kiến thức về lý luận phê bình nhiếp ảnh, nghiệp vụ báo chí,  báo chí đa phương tiện và làm bài tốt nghiệp.

Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp

– Làm phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo chí, bao gồm cơ quan báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử;

– Làm chuyên viên trong các cơ quan tư tưởng, văn hóa của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội có liên quan đến báo chí – truyền thông hoặc thư ký tổng hợp, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;

– Làm nhân viên nghiệp vụ truyền thông – PR, như các trang tin điện tử, trang tin tổng hợp, tờ tin, bản tin, đài truyền thanh, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí…

– Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí – truyền thông, trong đó có chuyên môn chuyên sâu về ảnh báo chí;

Ngoài ra, người được đào tạo còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí – truyền thông như: các cơ quan văn hoá – tư tưởng; các cơ quan, tổ chức truyền thông và quan hệ công chúng; các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp trong hệ thống chính trị nước ta.

 

CHUYÊN NGÀNH NHIẾP ẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

  1. Chương trình học:

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức về lịch sử nhiếp ảnh thế giới, kỹ thuật nhiếp ảnh, tổng quan về đa phương tiện, nhiếp ảnh cơ bản.

Năm 2:

Sinh viên được giảng dạy về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, nghiệp vụ báo chí, quay phim, hậu kỳ nhiếp ảnh, ảnh báo chí, viết kịch bản, đạo diễn và lý thuyết truyền thông.

Năm 3:

Sinh viên được cung cấp những kiến thức lịch sử tạo hình thế giới và Việt Nam, thiết kế ấn phẩm truyền thông, luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ báo chí, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, truyền thông xã hội.

Năm 4:

Sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ báo chí, sản phẩm báo chí đa phương tiện và hoàn thành bài tốt nghiệp.

Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng làm phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo; tạp chí; hãng tin; đài phát thanh; đài truyền hình; đài phát thanh – truyền hình; các cơ quan báo mạng điện tử; các trang Web của cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tập đoàn; công ty truyền thông…

– Có khả năng làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng.

IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA NHIẾP ẢNH

  1. GIỚI THIỆU

Năm 1998, bet365es – Điện ảnh Hà Nội phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã tiến hành đào tạo khóa Nhiếp ảnh đầu tiên với trình độ cao đẳng, thuộc Khoa Nghệ thuật điện ảnh. Năm 2002, khóa Nhiếp ảnh đại học đầu tiên được đào tạo. Vào ngày 17/01/2005, Khoa Nhiếp ảnh được thành lập với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nhiếp ảnh. Các thế hệ giảng viên của Khoa Nhiếp ảnh là những nhà báo, nghệ sỹ đầu ngành như: PGS.TS Nguyễn Mạnh Lân – Nguyên Hiệu trưởng bet365es – Điện ảnh Hà Nội (đoạt giải Quay phim xuất sắc của Liên hoan phim Việt Nam); Cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Phức (tước hiệu Người có cống hiến xuất sắc cho phong trào nhiếp ảnh thế giới – Hon.E.FIAP, ES.FIAP) – Nguyên Chủ tịch Hội  Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Cố Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Lò Minh (Đạt giải Vàng và Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế); Cố Nghệ sĩ ưu tú, Nhà quay phim Trần Trung Nhàn (Đạt giải Quay phim xuất sắc của Liên hoan phim Việt Nam); TS Hoàng Như Yến – Nguyên Viện trưởng Viện Phim Việt Nam; cố Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Nhật – nguyên Trưởng ban sáng tác Hội  Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành – Nguyên Chủ tịch Hội  Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Giải thưởng Nhà nước năm 2012); Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Khánh – Chủ tịch Hội  Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Nhà Nghiên cứu, lý luận và phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến – Nguyên Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; Nhà giáo ưu tú, ThS. Nguyễn Mạnh Lâm – Nguyên Trưởng Khoa Nhiếp ảnh; Nghệ sĩ ưu tú, ThS, Nhà quay phim Phạm Thanh Hà – Nguyên Phó Trưởng Khoa Nhiếp ảnh (Đã đạt các giải Bông Sen Vàng, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam; giải Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam); Nhà báo Nguyễn Văn Thành – Nguyên Thư ký tòa soạn tạp chí Đẹp – Thông tấn xã Việt Nam; Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đức Tân – Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội, nhà LLPBNA Trần Mạnh Thường, , Nhà báo Nguyễn Việt Thanh, Nhà báo Trần Việt Văn, Nhiếp ảnh gia Hoàng Đức Sâm, T.S Trần Duy, NSNA,ThS Phan thị Phương Hiền – Phó trưởng Khoa Nhiếp ảnh…

Hàng năm, Khoa Nhiếp ảnh đều tổ chức nhiều hoạt động đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp như hợp tác và trao đổi khoa học với các chuyên gia nước ngoài và trong nước, tổ chức triển lãm ảnh sinh viên, thực tế dã ngoại, thực tập làm việc tại các tòa soạn báo chí…

Để đảm bảo chất lượng của ngành học, Khoa Nhiếp ảnh đã được nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như phòng chụp nội, phòng in tráng phim, phòng máy tính chuyên ngành, phòng chiếu, và máy ảnh, ống kính chuyên nghiệp hiện đại nhất hiện nay…

Sinh viên nhiếp ảnh ra trường hầu hết được các tòa soạn báo chí, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan văn hóa, cơ quan truyền thông… trên toàn quốc tuyển dụng. Nhiều sinh viên tiếp tục làm vẻ vang thêm danh tiếng của Khoa Nhiếp ảnh bằng các giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế…

Khoa Nhiếp ảnh tự hào là đầu tầu trong việc đào tạo nhân lực nhiếp ảnh chất lượng cao của cả nước. Đây vẫn sẽ là đích hướng tới của những tài năng nhiếp ảnh.

  1. CHỨC NĂNG

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập, sáng tác và tổ chức triển lãm theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

  1. NHIỆM VỤ

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;

– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;

– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.