bet365es Nền tảng chính thức

Giới thiệu về Khoa Múa

GIẢNG VIÊN KHOA MÚA

 

I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA MÚA

– Địa chỉ

: Tầng 7, Nhà A2, bet365es – Điện ảnh Hà Nội

 

  Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

– Điện thoại

: 04.3764.8628

– Email

: [email protected]

 

II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA MÚA

TT

Họ và tên Bằng cấp chuyên môn

Chức vụ, chức danh

1

Phùng Quang Minh Thạc sĩ NT Sân khấu Phó Trưởng khoa, Giảng viên

2

Hoàng Kim Anh Thạc sĩ NT Sân khấu Phó Trưởng khoa , Giảng viên

3

Nguyễn Thị Hằng Cao đẳng Âm thanh + Kỹ sư điện – điện tử Âm thanh viên, trợ lý khoa

4

Nguyễn Thị Thùy Châu Cử nhân Huấn luyện Múa, Thạc sĩ NT Sân khấu Giảng viên

5

Lưu Thị Thu Lan Cử nhân Huấn luyện múa, Thạc sĩ NT Sân khấu NSƯT, Giảng viên

6

Long Thanh Hà Thạc sĩ  LLPP dạy học âm nhạc Giảng viên

7

Nguyễn Thị Thu Hiền Cử nhân Piano Giảng viên

 

III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành Huấn luyện múa

Đại học

2. Ngành Biên đạo múa

Đại học

3. Chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng (trong mã ngành Biên đạo múa)

Đại học

4. Ngành Lý luận, phê bình múa

Đại học

 

IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA MÚA

1. GIỚI THIỆU

Khoa Múa được thành lập từ năm 1980 với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu ba ngành Huấn luyện múa, Biên đạo múa và Lý luận, phê bình múa với hai hệ chính quy và vừa làm vừa học (tại chức cũ).

Trưởng khoa đầu tiên là NSƯT Ngân Quý cùng các giảng viên được đào tạo bài bản ở Liên bang Xô Viết (cũ) trở về như PGS.TS, NSND Nguyễn Thị Hiển; NGƯT Trương Lê Giáp; cố NSƯT Trần Đình Quý… Các thế hệ sau tiếp bước thế hệ đi trước. Những thế hệ Trưởng khoa tiếp NSƯT Ngân Quý là NSND Nguyễn Thị Hiển, NSƯT Trương Lê Giáp, và nay là ThS, NSƯT Trần Văn Hải. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của khoa đều là những nghệ sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề như NGƯT Mai Hương, Thuý Mùi, Cao Đăng Dũng, ThS Trần Lan Hương, NSƯT Minh Thông, ThS Phùng Quang Minh, NGƯT Minh Khánh, giảng viên trẻ Hoàng Kim Anh, pianister Lê Thuý, Hồng Nhung, Vân Thái, Thu Hiền, Bích Liên…

Ngoài các giảng viên cơ hữu, khoa đã và đang nhận được sự cộng tác giảng dạy của những chuyên gia đầu ngành như cố NSND Đoàn Long, cố NSND Minh Tiến, NSND Anh Phương, NSND Vũ Hoài, NSND Ứng Duy Thịnh, NSND Công Nhạc, NSƯT Văn Quang, NGND Minh Phương, NGƯT Vũ Dương Dũng, TS Tạ Duy Hiện, ThS Trịnh Quốc Minh, ThS Bùi Thu Nga, nhà LLPB Bùi Đình Phiên…

Những sinh viên tốt nghiệp hai ngành Biên đạo Múa và Huấn luyện Múa sau khi ra trường đều làm việc ở những cơ quan, đoàn nghệ thuật, nhà hát và các trường đào tạo Múa chuyên nghiệp. Nhiều thế hệ sinh viên của khoa nay đã thành danh, được phong danh hiệu NSND, NSƯT, là hiệu trưởng, trưởng đoàn nghệ thuật như: NSND Tiến Định, NSƯT Thành Sơn, NSƯT Kim Chung, NSƯT Kiều Lê… NSƯT Văn Quang – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, NSƯT Ngô Đình Thành – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc, NSƯT Cao Chí Hải – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, NSND Kiều Ngân – Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch, NSƯT Quốc Toản – Trưởng Đoàn Ca múa nhạc Thăng Long…

Song song với việc đào tạo đại học chính quy, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Múa còn mở nhiều lớp đào tạo vừa làm vừa học (tại chức cũ) cho các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Nếu như thời gian đầu, phải 4 năm khoa mới tuyển sinh một khoá, thì từ năm 2000 đến 2008, khoa tuyển sinh 2 năm một khoá, và hiện nay tuyển sinh hằng năm theo nhu cầu nâng cao trình độ đại học chuyên ngành của thí sinh và các đơn vị nghệ thuật trong cả nước.

Từ năm 2005, Khoa Múa kết hợp với dự án Hợp tác phát triển Văn hoá Việt Nam – Thuỵ Điển, nhiều giảng viên, chuyên gia của Thuỵ Điển đã đến giảng dạy Múa hiện đại cho các khoá sinh viên của Khoa.

Đến nay, sinh viên khoa Múa không chỉ làm những bài tốt nghiệp chuyên ngành Phương pháp Huấn luyện bằng 2 môn chuyên ngành là Múa cổ điển châu Âu và Phương pháp Dân gian dân tộc, mà còn được lựa chọn thêm môn mới là Múa hiện đại để bảo vệ tốt nghiệp, trở thành giảng viên chuyên giảng dạy bộ môn này – bộ môn hiện đang rất thiếu giảng viên ở các trường đào tạo Múa trên toàn quốc.

Ngày nay, Khoa Múa của bet365es và Điện ảnh Hà Nội vẫn là một khoa có truyền thống đào tạo bài bản với hệ thống chương trình, giáo trình chuẩn mực và đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm, vững vàng trong chuyên môn của trường.

 

2. CHỨC NĂNG

– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.

 

3. NHIỆM VỤ

– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;

– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;

– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;

– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;

– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;

– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;

– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;

– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;

– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;

– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;

– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;

– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.