I – ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA KỊCH HÁT DÂN TỘC
Địa chỉ |
: Phòng A1.302, bet365es – Điện ảnh Hà Nội |
|
Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội |
– Điện thoại |
: 04.3764.9091 |
|
II – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU CỦA KHOA KỊCH HÁT DÂN TỘC
TT | Họ và tên | Bằng cấp chuyên môn | Chức vụ, chức danh |
1 | Phạm Hữu Dực | Thạc sĩ LLPP dạy học âm nhạc | Trưởng khoa, Giảng viên |
2 | Bùi Thị Hiền | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Phó trưởng khoa, Giảng viên |
3 | Nguyễn Thị Lụa | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên chính |
4 | Đặng Minh Nguyệt | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên chính |
5 | Bùi Hoài Nam | Thạc sĩ LL PP dạy học âm nhạc | Giảng viên |
6 | Trịnh Thị Thanh Huyền | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên |
7 | Tạ Thị Giáng Son | Thạc sĩ LLPP dạy học âm nhạc | Giảng viên |
8 | Trần Thị Hạnh | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên |
9 | Bùi Quang Vân | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên |
10 | Đỗ Thị Yến | Thạc sĩ Nghệ thuật Sân khấu | Giảng viên, trợ lý khoa |
11 | Đào Quốc Việt | Cử nhân sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc | Giảng viên trợ giảng |
III – CÁC NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Chuyên ngành Diễn viên Chèo (trong mã ngành Diễn viên sân khấu kịch hát ) |
Đại học |
2. Chuyên ngành Diễn viên Cải lương (trong mã ngành Diễn viên sân khấu kịch hát) |
Đại học |
3. Chuyên ngành Diễn viên Tuồng (trong mã ngành Diễn viên sân khấu kịch hát) |
Đại học |
4. Chuyên ngành Diễn viên Rối (trong mã ngành Diễn viên sân khấu kịch hát) |
Đại học |
5. Chuyên ngành Biên kịch kịch hát dân tộc (trong mã ngành Biên kịch sân khấu) |
Đại học |
6. Chuyên ngành Sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc (trong mã ngành Sáng tác âm nhạc) |
Đại học |
7. Chuyên ngành Nhạc công kịch hát dân tộc (trong mã ngành Diễn viên sân khấu kịch hát) |
Đại học |
8. Ngành Nghệ thuật biểu diễn tuồng | Trung cấp chuyên nghiệp |
9. Ngành Nghệ thuật biểu diễn chèo | Trung cấp chuyên nghiệp |
10. Ngành Nghệ thuật biểu diễn cải lương | Trung cấp chuyên nghiệp |
IV – GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA KỊCH HÁT DÂN TỘC
1. GIỚI THIỆU
Năm 1959, Trường Ca kịch dân tộc được thành lập với mục tiêu đào tạo nghệ sĩ sân khấu dân tộc cho đất nước. Năm 1965, Trường đổi tên thành Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Ngày 17/12/1980, bet365es – Điện ảnh Hà Nội được thành lập từ sự sáp nhập hai trường: Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt nam chính là tiền thân của Khoa Kịch hát dân tộc ngày nay. Người chèo lái đầu tiên của Khoa là NGƯT Hoàng Kiều. Ông đã cùng cán bộ, giảng viên của Khoa thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghệ sĩ ở các chuyên ngành biên kịch, đạo diễn, diễn viên, nhạc công… cho sân khấu kịch hát dân tộc: tuồng, chèo, cải lương, dân ca và múa rối.
Hiện tại, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa là các tiến sĩ, thạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú có kinh nghiệm trong nghề và trong công tác đào tạo nghệ thuật dân tộc. Bên cạnh đó, Khoa cũng mời nhiều giảng viên thỉnh giảng là những người có khả năng sư phạm nghệ thuật tinh tế, chuyên môn vững vàng như: NSND Mạnh Tưởng; NGƯT Triệu Quang Vinh; NSND Hoàng Khiềm; NSND Mẫn Thu; NSƯT, ThS Thúy Mùi; NSƯT, ThS Thanh Ngoan; NSND Minh Gái; NSND Hương Thơm; NSƯT, ThS, đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai; NSƯT, ThS, đạo diễn Triệu Trung Kiên; TS Trần Đình Ngôn; PGS.TS Trần Trí Trắc… và nhiều giảng viên là các nghệ sĩ trong cả nước tham gia giảng dạy.
Hơn 30 năm qua, Khoa Kịch hát dân tộc đã đào tạo được nhiều khoá diễn viên chèo, cải lương ở các bậc học trung học, cao đẳng đến đại học; diễn viên tuồng cho các nhà hát tuồng trong cả nước như Nhà hát Tuồng Trung ương, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh…; Diễn viên múa rối; Dân ca và Tuồng Cung đình Huế; Nhạc công kịch hát dân tộc ở cả bậc trung học và đại học; Đạo diễn, biên kịch kịch hát dân tộc; Sáng tác chỉ huy dàn nhạc sân khấu kịch hát dân tộc trình độđại học. Hàng nghìn sinh viên của khoa đã tốt nghiệp đã và đang có nhiều cống hiến cho sự nghiệp sân khấu kịch hát truyền thống của nước nhà.
Nhiều người trong số đó đã trở thành nghệ sĩ nổi tiếng được khán giả yêu thích như NSƯT Xuân Hinh (Nhà hát Chèo Hà Nội), NSƯT Quốc Trượng, NSƯT Tự Long (Nhà hát Chèo Quân Đội), NSƯT Hồng Ngát (Đài Tiếng nói Việt Nam) NSƯT Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Triệu Trung Kiên (Nhà hát Cải lương Việt Nam) NSƯT Hoàng Thu Hoài, NSƯT Nguyễn Văn Thanh (Nhà hát Cải lương Hà Nội)… Nhiều nghệ sĩ đã trở thành nhà quản lý, giữ những chức vụ quan trọng trong ngành như: NSND Lê Tiến Thọ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; NSƯT Hoàng Khiềm – Nguyên Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam; NSƯT Quốc Chiêm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội; NSƯT Xuân Vũ – Trưởng đoàn Cải lương Thái Bình; NS Xuân Tiến – Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam; TS Hà Thị Hoa – Trưởng khoa Quản lý văn hóa -Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương; TS Đinh Quang Trung – Viện trưởng Viện Sân khấu – Điện ảnh; TS Phạm Trí Thành – Trưởng khoa Kịch hát dân tộc của bet365es – Điện ảnh Hà Nội…
Bên cạnh công tác giảng dạy, cán bộ, giảng viên của khoa luôn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo. Phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa nhà trường với các nhà hát từ trung ương đến địa phương đã giúp sinh viên yên tâm học tập. Đa số sinh viên sau khi ra trường đều được các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật tiếp nhận, phát huy được tài năng sáng tạo của mình.
2. CHỨC NĂNG
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của Khoa.
3. NHIỆM VỤ
– Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;
– Quản lý toàn diện viên chức, người lao động và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhậpquốc tế;
– Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;
– Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;
– Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp. Duy trì sinh hoạt, kiểm điểm cuối học kỳ, cuối năm của các lớp trong Khoa;
– Quản lý kết quả học tập: điểm, bài thi các môn học, bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;
– Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;
– Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;
– Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
– Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;
– Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
– Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vật chất trong phạm vi của Khoa;
– Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.